Thanh điệu tiếng Trung là gì? Những Quy Tắc Cần Nhớ (update 2023)

Thanh điệu tiếng Trung
5/5 - (2 bình chọn)

Thanh điệu tiếng Trung là gì? Các loại thanh điệu và làm thế nào để phát âm chính xác nhất phiên âm pinyin trong bảng chữ cái tiếng Trung. Bài viết này tiếng trung Phượng Hoàng sẽ gửi đến bạn những mẹo ghi nhớ và viết thanh điệu tiếng Trung chính xác một cách dễ dàng nhất. Cùng theo dõi nhé.

Thanh điệu tiếng Trung là gì?

Thanh điệu( dấu) của tiếng Trung là hình thức biến hoá cao – thấp – dài – ngắn của 1 âm tiết. Các thanh mẫu, vận mẫu kết hợp cùng thanh điệu sẽ tạo nên một từ vựng tiếng Hán.

Trong tiếng Hán, một chữ Hán đại diện cho một âm tiết. Dấu có tác dụng phân biệt ý nghĩa của từ vựng.

Ví dụ:

Từ vựng “wuli” với những thanh điệu khác nhau có những nghĩa: 物理 (wùlǐ – vật lý)、物力 (wùlì – vật lực)、无理 (wúlǐ – vô lý)、无力 (wúlì – vô lực)、屋里 (wùlǐ – trong phòng)、五里 (wǔlǐ – năm dặm)、武力 (wǔlì – vũ lực)、无利 (wúlì – vô lợi)…

Phân loại thanh điệu trong tiếng Trung (4 Loại)

Trong bảng thanh điệu tiếng Trung, chữ cái pinyin có 4 dấu và 1 kinh thanh. Mỗi dấu sẽ một độ cao và cách phát âm khác nhau. Nên cách đọc cũng sẽ đặc biệt hơn, cụ thể:

Thanh điệu Kí hiệu Độ cao Ví dụ Cách đọc
Thanh 1阴平: âm bình 5-5 Đọc không dấu, kéo dài, đều đều. Đọc gần giống như những chữ không dấu trong tiếng Việt,
Thanh 2阳平: dương bình / 3-5 Đọc như dấu sắc, tăng dần từ thấp lên cao.
Thanh 3上声: thượng thanh V 2-1-4 Đọc giống như dấu hỏi, từ cao độ Trung bình – xuống thấp – rồi lại lên cao vừa. Âm ngâm của nó rất đặc biệt khi được phát âm rõ ràng.
Thanh 4去声: khứ thanh \ 5-1 Đọc không dấu, giọng đẩy xuống, dứt khoát và đọc từ cao nhất xuống thấp nhất.
Mẹo phát âm: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém xuống giống như dấu huyền, nhưng nặng hơn. Đây là thanh lai giữa dấu huyền và dấu nặng của tiếng Việt.
Thanh nhẹ Không có ba Thanh này rất dễ đọc, chỉ cần đọc không dấu, ngắn, nhẹ.

Hướng dẫn cách đánh dấu thanh điệu trong tiếng Hán

  • Khi từ chỉ có một nguyên âm đơn: chỉ cần đánh dấu trực tiếp vào nó: ā, ě, ó, ì…
  • Nếu từ trong tiếng Hán có nguyên âm kép:
  • Nên ưu tiên nguyên âm a: ruán, hǎo,…
  • Nếu không có nguyên âm đơn a thì đánh dấu vào nguyên âm đơn o: iōng; ǒu,…
  • Từ không có nguyên âm đơn a mà có e thì đánh dấu trên e: uěng; ēi,…
  • Nếu chứa nguyên âm kép iu thì đánh dấu trên u.
  • Hoặc nếu nguyên âm kép là ui thì phải ưu tiên đánh dấu trên i

Những quy tắc biến điệu trong tiếng Trung

Bốn trọng âm trong tiếng Trung Quốc là các dấu âm tiết độc lập. Các từ, cụm từ, câu,…thường có các âm tiết đi cùng nhau gây ra sự thay đổi trong âm điệu được gọi là biến điệu.

Sự biến điệu thường xảy ra khi có thanh âm đi liền nhau trong Hán ngữ. Cụ thể như sau:

Biến âm trong tiếng Trung – Thanh nhẹ (Khinh thanh)

Các từ và âm tiết mất đi âm sắc ban đầu và một số âm tiết được phát âm thành âm thanh ngắn, nhẹ, được gọi là thanh nhẹ (khinh thanh).

Ví dụ:

  • 他的 – / tā de /, 说 了 – / shuō le /, 桌子 – / zhuō zi /,…
  • 哥哥 – / gē ge /, nghỉ ngơi – / xiū xi /, giáo viên – / xiān sheng /,…

Quy tắc đọc kinh thanh của một số từ tiếng Hán:

助词 啊、吧、着、吗、得、等、呢 、了、过、的。

Trợ từ (a, ba, zhe, ma, de, ne, le, guò, de).

代词中的词缀 们;名词的后缀 子、头、等。

Hậu tố đại từ men; hậu tố danh từ Zi, tóu, děng.

方位词 上、边、下、等、里 , 但方位 内、等、外 一般不读轻声。

Phương vị từ: shàng, biān, xià, děng, lǐ, nhưng 2 phương vị từ thường không đọc khinh thanh nèi, děng, wài

Ngữ tố thứ hai của từ láy âm (māma, Bába, yéye…) và tự lặp (kànkan, shìshi, xiǎngxiang,…).

Động từ chỉ xu hướng Lái, qǐlái, xiàqù, qù.

少数习惯读轻声的词语,如 漂亮、知道、葡萄、聪明、等。

Một số từ được phát âm nhẹ Piàoliang, zhīdào, pútáo, cōngmíng,…

Biến điệu thanh 3 trong tiếng Trung

Khi 2 thanh 3 đứng sát nhau → thanh 3 thứ nhất đọc thành thanh 2 (dấu sắc). Nǐ hǎo ⇒ Ní hǎo.

Khi 3 thanh 3 đứng cạnh nhau → thanh 3 thứ 2 đọc thành thanh 2.

Ví dụ:

  • Hǎo xiǎng nǐ = Hǎo xiáng nǐ
  • Wǒ hěn hǎo ⇒ Wǒ hén hǎo.

Khi 4 thanh 3 được đặt cạnh nhau trong câu → âm đầu và âm thứ 3 sẽ được thành thanh 2.

Ví dụ: Wǒ yě hěn hǎo = Wó yě hén hǎo

Quy tắc biến âm trong tiếng Trung của bù và yī

Nếu yī và bù ghép với từ mang thanh 4 thì yī phải đọc thành yí và bù đọc là bú.

Ví dụ:

一万 – / yīwàn / = yíwàn

不慢 – / bùmàn/ = búmàn

不贵 – / bùguì / = búguì

一半 – / yībàn / = yíbàn

Lưu ý: Tiếng Hán chỉ biến âm còn cách viết vẫn giữ nguyên vẹn.

Khi âm sau yī mang thanh 1 (Hoặc 2, 3) thì bạn cần đọc thành yì.

Ví dụ:

yīshēng = yìshēng

yītiān = yìtiān

Cách phát âm thanh điệu tiếng Trung khi thanh điệu kết hợp

Cách đọc thanh điệu tiếng Trung khi thanh điệu kết hợp:

Thanh 3 kết hợp cùng thanh 1/ 2/ 4

  • (Thanh 3 + thanh 1): 好吃 – /hǎochī /
  • (Thanh 3 + thanh 4): 好看 – / hǎokàn /
  • (Thanh 3 + thanh 2): 好人 – / hǎorén /

Thanh 1 thanh 2 thanh 3 và 4 kết hợp khinh thanh

Cách đọc chữ zi, de, duo giống thanh 4 nhưng đọc nhanh, dứt khoát, ngắn gọn, không kéo dài âm.

Ví dụ:

  • 桌子 – / zhuōzi /
  • 耳朵 – / ěr duo /

Âm thứ 4 kết hợp thanh thứ 4

Khi 2 thanh 4 đứng cạnh nhau thì phát âm thanh thứ 2 sẽ nhấn mạnh hơn:

Ví dụ:

  • 做夢 – / zuòmèng /
  • 漢字 – / hàn zì /

Quy tắc viết phiên âm tiếng Trung Quốc

Để viết được phiên âm tiếng Trung khi học tiếng Trung, bạn cần phải nhớ công thức:

Phiên Âm = Phụ Âm + Nguyên Âm + Dấu

(Có nghĩa là: Thanh Mẫu + Vận Mẫu + Thanh Điệu)

thanh mau

1. Các nguyên âm i, in, ing khi mở đầu một âm tiết phải thêm y đằng trước.

Ví dụ:

i → yi

in →yin

ing→ying

2. Đối với các nguyên âm ” ia, ie, iao, ia, iou, iong ” khi trở thành một từ có nghĩa thì phải đổi i thành y và thêm thanh điệu.

Ví dụ:

ia → ya → yá iang → yang → yăng
iao → yao →yăo ie → ye → yě
iou → you →yŏu iong → yong→ yŏng

3. Các nguyên âm: “ü, üe, üan, ün” khi mở đầu một âm tiết thì bỏ dấu chấm và thêm y đằng trước và thêm thanh điệu

Ví dụ:

ü → yu  → yŭ üe → yue → yuè
üan → yuan → yuán ün → yun → yún

4. Các nguyên âm “ ü, üe, üan, ün” khi ghép với các âm “ j, q, x” thì bỏ hai dấu chấm trên chữ ü, nhưng vẫn giữ nguyên cách phát âm

Ví dụ:

jü → ju qü → qu xü → xu
jüe→ jue qüe → que xüe → xue
jüan → juan qüan → quan xüan → xuan
jün → jun qün → qun xün → xun

5. Các nguyên âm “ ü, üe, üan, ün” khi ghép với l và n thì để nguyên hai dấu chấm trên đầu.

Ví dụ: nü; lü

6. Các nguyên âm “ua, uo, uai, uan, uang, uei, uen, ueng” khi mở đầu âm tiết thì phải đổi chữ ü thành w và thêm thanh điệu. Riêng nguyên âm ü khi đứng một mình thì phải thêm w vào phía trước.

7. Đối với các nguyên âm “iou, uei, uen” khi ghép với một phụ âm thì bỏ o, e nhưng vẫn giữ nguyên cách phát âm.

Ví dụ: q + iou → qiu

Luyện nghe

luyen nghe

Cách gõ thanh điệu tiếng Trung trên điện thoại

Hiện nay càng ngày càng có nhiều các bộ gõ được cài trên thiết bị điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người. Nếu như bạn cần tìm kiếm thông tin, hay muốn trò chuyện với bạn bè bằng tiếng Trung trên chiếc smartphone của mình, thì bạn đều phải chuyển đổi bộ gõ trên bàn phím. Bạn có thể xem thêm cách viết tiếng Trung trên điện thoại để biết những cách cài đặt chi tiết khác, dưới đây là cách cài với các bước đơn giản như sau.

Hướng dẫn cách gõ pinyin có dấu tiếng Trung trên điện thoại laban key
Hướng dẫn cách gõ pinyin có dấu tiếng Trung trên điện thoại laban key

Bước 1: Chuyển bàn phím máy sang bộ gõ tiếng Trung pinyin (loại bàn phím QWERTY).

Bước 2: Các dấu thường có ở trên nguyên âm đơn: a, e, o, i, u mà không có trong nguyên âm kép. Vì thế khi muốn đánh có dấu lúc gõ chữ, bạn nhấn giữ các nguyên âm đơn này trong khoảng 3 giây, sẽ hiện lên 4 thanh điệu để bạn lựa chọn.

Như vậy, các thanh điệu tiếng Trung không hề khó đúng không nào? Nếu bạn nắm chắc thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu thì việc phát âm cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đừng quên theo dõi trang web của trung tâm để rèn luyện thật nhiều kỹ năng tiếng Trung. Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem tài liệu, chúc bạn học tiếng Trung thật tốt.

Liên hệ trung tâm tiếng trung Phượng Hoàng để tham khảo các khóa học tiếng Trung giao tiếp cơ bản và các giáo trình từ cơ bản tới nâng cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *