Từ vựng tiếng Trung chủ đề Tết Đoan Ngọ

Rate this post

Chúng ta đều biết Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là 端午节:/Duānwǔ jié/, tiếng Anh là: Dragon Boat Festival. Ngoài điều này ra bạn còn biết gì về Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc nữa không?

Dưới đây là tất tần tật các kiến thức về từ vựng tiếng Trung chủ đề Tết Đoan Ngọ và các phong tục tập quán hiện nay của người Trung trong ngày lễ này.

Nguồn gốc ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là truyền thống của Trung Quốc còn được gọi là Lễ hội thứ năm, được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. Đây là lễ hội dân gian đã được lưu truyền rộng rãi hơn 2.000 năm qua và cũng là một trong những lễ hội quan trọng nhất ở Trung Quốc.

Theo nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc, Khuất Nguyên là vị quan, nhà thơ nước Sở. Ông từng làm đến chức Tả Đồ cho Sở Hoài vương và được vua yêu quý. Nhưng do Khuất Nguyên phản đối tham ô, nên đắc tội với không ít người. Sau này Hoàng Đế tin lời gian thần nên lưu đày Khuất Nguyên ra khỏi nước Sở. Vào năm Khuất Nguyên 37 tuổi, Khuất Nguyên thất chí gieo mình xuống sông Mịch La tự tử vào đúng ngày 5.5 âm lịch. Để tưởng nhớ Khuất Nguyên, hàng năm người dân địa phương dùng mái chèo tạo sóng ở trên sông để đuổi cá đi và cho cá ăn bánh tro để cá không ăn thi thể của Khuất Nguyên.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn quen gọi là tết diệt sâu bọ, tết nửa năm…. Ngày xưa, khi sâu bọ phát triển nhiều, người dân không biết làm cách nào để có thể giải được nạn. Một hôm có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo và sâu bọ đã đi mất. Để tưởng nhớ sự việc này, dân chúng đặt cho ngày này là Tết diệt sâu bọ, có người gọi là Tết Đoan Ngọ.

Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Vào ngày lễ này, mọi người ở Trung Quốc sẽ tổ chức nhiều hoạt động ăn mừng khác nhau. Ăn bánh trưng  Đua thuyền rồng là một trong những phong tục quan trọng nhất, ngoài ra còn nhiều những hoạt động khác cùng Phượng Hoàng tìm hiểu dưới đây.

Ăn bánh ú

Tương truyền, sau khi nhà thơ Khuất Nguyên nhảy sông Mịch La tự vẫn, người dân yêu mến ông sợ cá tôm rỉa xác của ông nên đã dùng nếp và lá để gói thành bánh đem thả xuống sông cho cá ăn để bảo vệ thân xác của ông. Từ đó xuất hiện tập tục ăn bánh ú trong ngày tết này. Tuy nhiên tùy theo các vùng miền, bánh ú có thể là thịt, đỗ xanh, trứng mặn, long nhãn hay hạt tiêu, hạt dẻ hoặc nhân mật ngọt….

Bánh Ú về cơ bản chính là bánh Chưng tuy nhiên hình thù của bánh Chưng Trung Quốc có chút khác so với ở Việt Nam. Thường có hình 3 góc, được buộc bằng chỉ đỏ.

banh-chung-粽子-凤凰中心

Đua thuyền rồng

Đua thuyền rồng là một hoạt động náo nhiệt nhất không thể thiếu người Trung Quốc trong Tết Đoan Ngọ. Đây cũng chính là hoạt động liên quan đến Khuất Nguyên. Tương truyền, khi nhận được tin Khuất Nguyên tự vẫn, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu nhưng không thành. Từ đó, mỗi năm vào đúng ngày 5/5 người dân trên khắp các miền đất nước Trung Quốc đều tổ chức lễ hội đua thuyền rồng để tưởng nhớ đến vị trung thần này.

tieng-trung-chu-de-tet-doan-ngo-PHC

Đeo túi thơm

Túi thơm (còn gọi là túi ngũ sắc) là loại túi hình quả cầu hay hình chú cọp được may bằng vải và chỉ ngũ sắc bên trong đựng các loại hương liệu như hạt mùi, hùng hoàng, hương nhu và một số loại hương liệu khác dùng để đuổi rắn rết, sâu bọ làm hại trẻ em. Người Trung Quốc quan niệm đeo túi thơm vào Tết Đoan Ngọ có thể chống bệnh tật và xua đuổi tà ma.

tu-vung-tieng-trung-ve-tet-doan-ngo.tui-thomjpg

Uống rượu Hùng Hoàng

Rượu hùng hoàng là thức uống nhiều người sử dụng trong dịp Tết Đoan Ngọ. Theo sách Bản Thảo Cương Mục, “hùng hoàng” là một vị thuốc có thể tiêu độc, giết sâu bọ và được dùng với liều lượng thích hợp để pha rượu uống. Rượu được lên men lúa mạch cùng hùng hoàng, một khoáng vật màu vàng.

Đeo dây ngũ sắc

Buộc sợi tơ ngũ sắc trong Tết Đoan Ngọ cũng là một phong tục còn lưu giữ đến hiện nay của người Trung Quốc.

Người lớn sẽ buộc sợi chỉ ngũ sắc vào cổ tay, mắt cá chân và cổ của trẻ em. Trẻ em bị cấm nói khi buộc sợi chỉ. Sợi chỉ ngũ sắc không thể tùy ý đứt hoặc vứt bỏ, chỉ có thể vứt xuống sông khi có trận mưa lớn đầu mùa hè hoặc khi đi tắm lần đầu.

Người ta nói rằng trẻ em đeo sợi chỉ ngũ sắc có thể tránh được các loại côn trùng độc như rắn, bọ cạp, nhờ đó đảm bảo được sức khỏe.

tu-vung-tieng-trung-ve-tet-doan-ngo-soi-to-ngu-sac

Treo lá ngải xương bồ

Theo quan điểm của nguồi Trung Quốc, việc treo lá ngải, xương bồ trên cửa nhà sẽ giúp đuổi tà ma, xua đuổi các loài sâu bọ có hại bay vào nhà.

tu-vung-tieng-trung-ve-tet-doan-ngo-treo-la-ngai

Từ vựng tiếng Trung chủ đề Tết Đoan Ngọ

  1. 端午节 duānwǔ jié : Tết Đoan ngọ
    爱国诗人 àiguó shīrén : Nhà thơ yêu nước
    屈原 Qūyuán : Khuất Nguyên
    汨罗江 Mìluō jiāng : Mịch La Giang
    为了纪念屈原 wèile jìniàn qūyuán : Để tưởng nhớ Khuất Nguyên
    农历 nónglì : Âm lịch(lịch Âm)
    保留传统 Bǎoliú chuántǒng : Lưu giữ truyền thống

 

  • 2. 粽子 zòngzi : bánh Ú/ bánh Chứng
    粽叶 zòng yè : Lá Dong
    糯米 nuòmǐ : Gạo Nếp
    绿豆 lǜdòu : Đậu Xanh
    冬菇 dōnggū : Đông Cô
    五花肉 wǔhuāròu : Thịt Ba Chỉ
    香菇 xiānggū : Nấm Hương
    蛋黄 dànhuáng : Lòng đỏ trứng
    咸蛋黄 xián dànhuáng : Lòng đỏ trứng muối
    花生 huāshēng : Đậu phộng
    竹叶 zhú yè : Lá tre
    包在叶子里 bāo zài yèzi lǐ : Gói bên trong lá

 

  • 3. 赛龙舟 sài lóngzhōu Đua Thuyền
    香包 xiāng bāo : Túi thơm
    丁香 dīngxiāng : Đinh hương
    薰衣草 xūnyīcǎo : Hoa oải hương
    配带 Pèi : Đai đeo, đeo bên mình
    配带香包 Pèi dài xiāng : Bāo đeo túi thơm
    菖蒲 chāngpú : Xương bồ

 

  • 4. 雄黄 xiónghuáng hùng hoàng Rượu Hùng Hoàng
    雄黄酒 xiónghuángjiǔ rượu hùng hoàng
    喝雄黄酒 hē xiónghuángjiǔ uống rượu hùng hoàng

 

  • 5. 艾草 ài cǎo lá ngải
    挂艾草 guà ài cǎo treo lá ngải
    毒虫 dú chóng sâu độc, côn trùng độc hại
    昆虫 kūnchóng sâu bọ, côn trùng
    驱邪恶 qū xié’è đuổi tà ma

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *