12 con giáp Trung Quốc được người Trung Quốc dùng để tính thời gian trong âm lịch. Vậy 12 con giáp của Trung Quốc có ý nghĩa gì? nguồn gốc của 12 con vật, con giáp tiếng Trung khác gì so với Việt Nam và cách đọc, viết tên tiếng Trung của 12 con giáp như thế nào. Cùng tiếng Trung Phượng Hoàng tìm hiểu ngay nhé!
12 con giáp là gì?
12 con giáp là cụm từ được nhắc rất nhiều ở các nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,…Vào các dịp quan trọng như năm mới, cưới hỏi, xây dựng nhà cửa,…người ta thường hỏi tuổi, năm sinh của các con giáp.
Theo văn hóa phương Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng, thời gian được tính theo chu kỳ 12 năm, mỗi con vật sẽ tượng trưng cho một năm trôi qua dân gian gọi là con giáp. 12 con giáp là tập hợp của 12 con vật khác nhau, chúng được đánh số thứ tự với mục đích xác định thời gian (ngày, giờ, tháng, năm,..).
Thứ tự xếp hạng của chúng từ 1 đến 12 là: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (mèo/thỏ), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn).
12 con giáp của Trung Quốc có gì khác với Việt Nam
Mão của Trung Quốc chỉ thỏ, còn Việt Nam chỉ mèo
12 con giáp có tên gọi lần lượt là: Tý/Tử, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn/Thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/Vị, Thân/Khôi, Dậu, Tuất, Hợi.
Thỏ là động vật rất quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Do vậy, nó được sử dụng để làm biểu tượng của Mão/Mẹo. Tuy nhiên, khi Âm lịch du nhập vào Việt Nam, thỏ được thay thế bằng mèo.
Điều này có thể lý giải vì hình ảnh Mèo thân thiết, phổ biến và gần gũi với người Việt Nam hơn. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chữ Mão phát âm gần giống với chữ Mèo nên người Việt lấy luôn Mèo làm tên con giáp đại diện.
Thứ tự 12 con giáp Trung Quốc
12 con giáp của Trung Quốc xếp theo thứ tự nào?
Chuột (Tý) là loài vật đứng đầu trong 12 con giáp. Kế đó là Trâu (Sửu), Hổ (Dần), Thỏ (Mão), Rồng (Thìn), Rắn (Tỵ), Ngựa (Ngọ), Dê (Mùi), Khỉ (Thân), Gà (Dậu), Chó (Tuất), Lợn (Hợi)
Cụ thể cách viết và đặc tính hoạt động của từng con vật cũng được sắp xếp theo thứ tự thời gian như sau:
Tý – Chuột
Tiếng Trung: Tý – 子 (zǐ) = Chuột – láoshǔ (老 鼠)
Chú thích: Thời gian từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau chuột hoạt động mạnh nhất.
Sửu – Trâu
Tiếng Trung: Sửu 丑 (chǒu) = Trâu (ngưu) – níu (牛)
Chú thích: Rạng sáng từ 1 đến 3 giờ trâu thường ăn cỏ đêm. Người nông dân cũng dậy treo đèn cho trâu ăn và chuẩn bị để đi cày.
Dần – Hổ
Tiếng Trung: Dần – yín (寅) = Hổ (cọp – lão hổ) – láohǔ (老 虎)
Chú thích: Trời hửng sáng (bình minh) từ 3 đến 5 giờ sáng là lúc hổ đi ăn mồi hung hãn, nguy hiểm nhất.
Mão – Thỏ
Tiếng Trung: Mão – mǎo (卯) = Thỏ (thố tử) – tùzi (兔子).
Chú thích: Mặt trời mới mọc, ngày mới bắt đầu từ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Thỏ ra khỏi hang để ăn cỏ còn đọng hơi sương.
Thìn – Rồng
Tiếng Trung: Thìn – chén (辰) = Rồng (Long) – lóng (phồn thể: 龍; giản thể: 龙)
Chú thích: Từ 7 đến 9 giờ sáng cổ nhân gọi là thời gian ăn điểm tâm. Lúc này thường hay có sương mù bay, mặt trời mọc ngày càng đi lên, tương truyền chính là rồng cưỡi mây đạp gió.
Tỵ – Rắn
Tiếng Trung: Tỵ – sì (巳) = Rắn (xà) – shé (蛇)
Chú thích: Buổi sáng từ 9 giờ đến 11 giờ, sương mù tản mất, mặt trời chiếu sáng chói chang. Đây là thời điểm rắn không hại người.
Ngọ – Ngựa
Tiếng Trung: Ngọ – wǔ (午) = Ngựa (mã) – mǎ (馬)
Chú thích: Buổi trưa từ 11 giờ đến 13 giờ chiều, thời cổ ngựa hoang không bị thuần phục, chạy khắp nơi hí. Bờm ngựa tung bay tựa như mặt trời cháy rực ban trưa.
Mùi – Dê
Tiếng Trung: Mùi – wèi (未) = Dê (dương) – yáng (羊)
Chú thích: Khoảng thời gian từ 13 giờ đến 15 giờ chiều rất thích hợp để đi chăn dê. Có nơi còn gọi là “Dê ra sườn núi”.
Thân – Khỉ
Tiếng Trung: Thân – shēn (申) = Khỉ (hầu tử) – hóuzi (猴子)
Chú thích: Thời gian từ 15 giờ đến 17 giờ chiều, mặt trời trải rộng, dần ngả về phía Tây. Khỉ lúc này vui mừng kêu hót, hú theo bầy đàn.
Dậu – Gà
Tiếng Trung: Dậu – yǒu (酉) = Gà (kê) – jī (phồn thể: 雞 – giản thể 鸡)
Chú thích: Mặt trời xuống núi từ 17 giờ đến 19 giờ, gà lên chuồng đi ngủ.
Tuất – Chó
Tiếng Trung: Tuất – xū (戌) = Chó (cẩu) – gǒu (狗)
Chú thích: Thời gian từ 19 giờ đến 21 giờ tối, loài người vất vả cả ngày nên chuẩn bị nghỉ ngơi. Chó ngồi trước cửa nhà canh giữ, cùng người tuần tra trước khi đi ngủ.
Hợi – Lợn
Tiếng Trung: Hợi – hài (亥) = Lợn (heo) – zhū (猪)
Chú thích: Đêm tối từ 21 giờ đến 23 giờ, mọi người dừng hoạt động, yên giấc ngủ ngon. Lúc này đêm khuya yên tĩnh, nghe được tiếng lợn ủn máng. (Cũng có nơi giải thích đây là thời điểm lợn ngủ say nhất).
Xem thêm: “12 Con giáp và những ngày sinh đem lại may mắn”
Hình ảnh 12 con giáp Trung Quốc 2023
Sự tích 12 con giáp Trung Quốc
Truyền thuyết về 12 con giáp Trung Quốc có nhiều dị bản
Về nguồn gốc ra đời của 12 con giáp, truyện cổ Trung Quốc có lưu truyền nhiều dị bản. Cốt truyện của các dị bản này cũng khá giống nhau:
Thuở xa xưa, loài người chưa biết cách tính toán và phân biệt thời gian của ngày tháng năm. Ngọc Hoàng bèn nghĩ ra một cách, đó là chọn 12 con vật để đặt tên cho từng năm. Nhưng trời đất rộng lớn, có hàng trăm hàng nghìn loài vật, con vật nào cũng muốn được chọn, được xếp đầu tiên trong 12 con giáp.
Ngọc Hoàng suy nghĩ rất lâu và quyết định tổ chức một cuộc thi, tất cả các loài vật đều được thử sức. Cuộc thi yêu cầu các con vật phải băng qua chướng ngại vật, núi cao, rừng sâu, sông rộng để xem ai về đích trước.
Chuột và mèo ranh mãnh, bèn tìm cách lừa trâu. Chúng xin trâu cho đi nhờ và hứa để cho trâu thắng. Tuy nhiên, khi cả 3 gần tới tích, chuột đẩy mèo xuống nước và nhảy về trước trâu. Vì vậy mà trâu chỉ được xếp thứ 2 trong 12 con giáp, còn chuột được đứng đầu.
Mặc dù hổ là chúa tể muôn loài, mạnh mẽ là thế nhưng cũng chỉ về đích thứ 3. Thỏ nhờ sự giúp đỡ của các con vật khác cũng nhanh chóng giành được vị trí số 4.
Loài rồng biết bay nhưng do phải thực hiện nhiệm vụ nên đành xếp vị trí thứ 5. Kế đó là rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó. Còn lợn do ham ăn ham ngủ nên chỉ vớt vát được vị trí cuối cùng.
Vậy tại sao mèo không có trong danh sách? Vì mèo là loài sợ nước, sau khi suýt chết đuối lên được bờ thì mọi người đã đang ăn mừng. Đó cũng là lý do vì sao chuột là kẻ thù của mèo. Từ đó về sau, hễ chuột gặp mèo là đuổi bắt cho tới chết.
Ý nghĩa Can và Chi trong 12 con giáp
Trong tiếng Trung 12 con ở đời sống thực tế được gọi là hệ Can Chi gắn liền với cái tên của 12 loài vật khác nhau.
Can là gì?
Can được hiểu là Thiên Can (tiếng Hán: 天干; pinyin: tiāngān) hay còn gọi với cái tên là Thập Can (tiếng Hán: 十干; pinyin: shígān). Sở dĩ có cái tên ấy là do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm-Dương và Ngũ hành.
Năm kết thúc bằng con số nào thì Can sẽ tương ứng với số đó.
Số | Can | Việt | Âm – Dương | Hành |
0 | 庚 | Canh | Dương | Kim |
1 | 辛 | Tân | Âm | Kim |
2 | 壬 | Nhâm | Dương | Thủy |
3 | 癸 | Quý | Âm | Thủy |
4 | 甲 | Giáp | Dương | Mộc |
5 | 乙 | Ất | Âm | Mộc |
6 | 庚 | Canh | Dương | Kim |
7 | 辛 | Tân | Âm | Kim |
8 | 壬 | Nhâm | Dương | Thủy |
9 | 癸 | Quý | Âm | Thủy |
Chi là gì?
Có đúng 12 chi nên Chi được hiểu với tên gọi Địa Chi (地支; dìzhī) hay Thập Nhị Chi (十二支: shíèrzhī). Tương ứng với 12 chi đại điện cho 12 con vật của cung hoàng đạo Trung Quốc nhằm để chỉ phương hướng, bốn mùa trong năm, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa.
Số | Chi | Tiếng Việt | Tiếng Trung | Âm-Dương | Hoàng đạo |
1 | 子 | Tý | zǐ | Dương | Chuột |
2 | 丑 | Sửu | chǒu | Âm | Trâu |
3 | 寅 | Dần | yín | Dương | Hổ |
4 | 卯 | Mão | mǎo | Âm | Mèo |
5 | 辰 | Thìn | chén | Dương | Rồng |
6 | 巳 | Tỵ | sì | Dương | Rắn |
7 | 午 | Ngọ | wǔ | Dương | Ngựa |
8 | 未 | Mùi | wèi | Âm | Dê |
9 | 申 | Thân | shēn | Dương | Khỉ |
10 | 酉 | Dậu | yǒu | Âm | Gà |
11 | 戌 | Tuất | xū | Dương | Chó |
12 | 亥 | Hợi | hài | Âm | Lợn |
Can và Chi sẽ dùng trong trường hợp hỏi về tuổi âm.
Trong tiếng Trung công thức để nói tuổi âm là Can + Chi
VD: năm 1999 : 己卯 / Jǐ mǎo / : Kỷ Mão
Năm Nhâm Dần trong tiếng Trung là: 壬寅 / Ren Yin /
Tên tiếng Trung của 12 con giáp
Cách đọc tên của 12 con giáp trong tiếng Trung
十二生肖 / Shí’èr shēngxiào /
Từ vựng tiếng Trung về 12 con giáp
Bỏ túi ngay danh sách từ vựng tiếng Trung cơ bản dưới đây bạn nhé!
Tiếng Việt | Tiếng Trung | Hán Tự | Hán Việt | Tiếng Trung | Hán Tự |
Chuột | Shǔ | 鼠 | Tý | zǐ | 子 |
Trâu | niú | 牛 | Sửu | chǒu | 丑 |
Hổ | Hǔ | 虎 | Dần | yín | 寅 |
Thỏ | Tù | 兔 | Mão | mǎo | 卯 |
Rồng | Lóng | 龙 | Thìn | chén | 辰 |
Rắn | Shé | 蛇 | Tỵ | sì | 巳 |
Ngựa | Mǎ | 马 | Ngọ | wǔ | 午 |
Dê | Yáng | 羊 | Mùi | wèi | 未 |
Khỉ | Hóu | 猴 | Thân | shēn | “]申 |
Gà | Jī | 鸡 | Dậu | yǒu | 酉 |
Tuất | Gǒu | 狗 | Tuất | xū | 戌 |
Heo | Zhū | 猪 | Hợi | hài | 亥 |
Từ vựng tiếng Hán về tính cách của 12 con giáp
Tương ứng với mỗi con vật có một tính cách khác nhau. Chúng ta sẽ cùng học từ vựng tiếng Trung về đặc tính của 12 con này nhé!
Tý 利索 / lìsuǒ / Nhanh nhẹn, hoạt bát
Sửu 勤奋 / qínfèn / chăm chỉ, siêng năng
Dần 果断 / Guǒduàn / Quyết đoán, mạnh mẽ
Mão 乐观 / Lèguān / Lạc quan; 明智 / míngzhì / Khôn ngoan
Thìn 理智 / lǐzhì / Có lý trí
Tỵ 明智 / míngzhì / khôn ngoan, kiên nhẫn
Ngọ 大胆 / Dàdǎn / Mạnh dạn
Mùi 温和 / Wēnhé / Hòa nhã
Thân 调皮/淘气 / Tiáopí / táoqì / Nghịch ngợm, bướng bỉnh
Dậu 豪爽 / thẳng thắng
Tuất 忠诚 / zhōngchéng / trách nhiệm, trung thành 耿直 / gěng zhí / trung thực
Hợi 善良 / Shànliáng / hiền lành, dễ chịu
Cách tính thời gian theo 12 con giáp tiếng Trung
Tương truyền việc tính giờ, thời gian cũng liên quan đến tập tính của 12 loài vật. Mỗi con giáp đều có ý nghĩa và tượng trưng cho một khung giờ, thời gian trong năm nhất định. Gắn với khung thời gian ấy mỗi con vật sẽ biểu hiện ra những đặc trưng khác biệt nhất chẳng hạn con lợn ngủ say nhất còn chuột thì hoạt động mạnh mẽ nhất.
Tháng | Tháng(Con giáp) | Giờ | Tiếng Trung | Thời gian |
Tháng Giêng | Tháng Dần | Tý | 子时 | 23:00–00:59 |
Tháng Hai | Tháng Mão | Sửu | 丑时 | 1:00– 2:59 |
Tháng Ba | Tháng Thìn | Dần | 寅时 | 3:00– 4:59 |
Tháng Tư | Tháng Tỵ | Mão | 卯时 | 5:00– 6:59 |
Tháng Năm | Tháng Ngọ | Thìn | 辰时 | 7:00– 8:59 |
Tháng Sáu | Tháng Mùi | Tỵ | 巳时 | 11:00–12:59 |
Tháng Bảy | Tháng Thân | Ngọ | 午时 | 9:00–10:59 |
tháng Tám | Tháng Dậu | Mùi | 未时 | 13:00–14:59 |
Tháng Chín | Tháng Tuất | Thân | 申时 | 15:00–16:59 |
Tháng Mười | Tháng Hợi | Dậu | 酉时 | 17:00–18:59 |
Tháng Mười Một | Tháng Tý | Tuất | 戌时 | 19:00–20:59 |
Tháng Mười Hai | Tháng Sửu | Hợi | 亥时 | 21:00–22:59 |
Cách hỏi tuổi và cầm tinh con gì trong 12 con giáp
Cách hỏi tuổi con gì trong tiếng Trung và người cầm tinh con gì thường là những đoạn hội thoại có thể gặp bất kỳ đâu trong cuộc sống của người dân Trung Quốc. Vì vậy đoạn hội thoại sau đây sẽ rất bổ ích cho những ai đang muốn học cách giao tiếp về chủ đề tiếng Hán của 12 con giáp nhé!
Ví dụ:
Khi được hỏi về độ tuổi:
A: 你今年多少岁? / Nǐ jīnnián duōshǎo suì? /
Bạn năm nay bao nhiêu tuổi?
B: 我今年23岁。 / Wǒ jīnnián 23 suì /
Tôi năm nay 25 tuổi.
Hỏi về bạn cầm tinh con gì?
Trường hợp trả lời tuổi bằng con giáp, thường dùng mẫu câu. 我属…. / Wǒ shǔ…/ Tôi tuổi
Ví dụ tuổi thìn trong tiếng Trung: 我属龙 / Wǒ shǔ lóng /
Áp dụng vào mẫu hội thoại:
A: 你属什么? / Nǐ shǔ shénme? / Bạn cầm tinh con gì ?
我属龙。 / Wǒ shǔ lóng / Tôi cầm tinh con rồng.
Vậy năm 2022 là năm Nhân Dần tiếng Trung là gì? Cách đọc tuổi như thế nào?
Lúc này bạn sẽ dùng mẫu câu:
我也, 我属寅 / Wǒ yě, Wǒ shǔ yín/ Còn tôi, cầm tinh con Hổ.
Trên đây tiếng Trung Phượng Hoàng đã giới thiệu cho bạn tất tần tật về cách đọc, viết 12 con giáp, can và chi trong 12 con giáp cũng như áp dụng vào đoạn hội thoại về tuổi trong tiếng Trung. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức trong quá trình học tiếng Trung! Hãy luôn đồng hành cùng Phượng Hoàng Chinese để xem thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.