Chữ Tâm tiếng Hán – 心 /xīn/ là nét chữ Trung Quốc vô cùng nổi tiếng với bộ môn nghệ thuật thư pháp Hán tự. Học tiếng Trung nên tìm hiểu cách tạo thành chữ viết tiếng Hán bao gồm các nét chính, nét phụ để khai thác toàn bộ ý nghĩa riêng của từ đó. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn Chữ Tâm trong tiếng Trung, cách viết và ý nghĩa của chữ Tâm tiếng Hán đầy đủ, chính xác nhất. Hãy cùng Tiếng Trung Phượng Hoàng tìm hiểu chữ Tâm tiếng Hoa trong cuộc sống ngay nhé!
CHỮ TÂM TIẾNG HÁN LÀ GÌ?
Chữ Tâm tiếng Trung là: 心 /xīn/ dùng để chỉ cho trái tim, tấm lòng, tâm mình, tâm tư con người.
Đây là chữ cái tiếng Trung tượng hình:
Viết kiểu tiểu triện có hình tim.
Viết theo kiểu khải thư thì ở trên có ba cái cuống tim, phía dưới là hình túi chứa máu.
CHỮ TÂM TIẾNG HÁN TRONG CÁC HỆ TƯ TƯỞNG
Ý nghĩa của Chữ Tâm khác nhau đối với từng tôn giáo nhưng nghĩa chung là lòng dạ, lương tâm con người. Mỗi hành động xảy ra đều xuất phát từ cái tâm. Tâm lành, thiện thì sẽ tạo ra hành động tốt, chứa đựng tâm dữ sẽ làm ra những điều xấu xa, ác độc. Do đó, việc tu tâm, dưỡng tính và sống tích cực là điều cốt lõi tận cùng để tâm không lệch làm làm con người đố kỵ, điên đảo, hãm hại lẫn nhau.
Chữ Tâm trong Phật giáo
Trong Phật giáo, bản chất chữ Tâm là một phạm trù kiến thức cơ bản và quan trọng, gồm 6 loại tâm:
Nhục đoàn tâm (肉團心): Tim bằng thịt không nghe lời dèm pha, ác ý bên ngoài.
Tinh yếu tâm (精要心): Tinh hoa cốt tủy, vị trí kín mật
Kiên thật tâm (堅實心): Cái tuyệt đối, chân như của các Pháp, tâm không hư vọng “chân tâm”
Tập khởi tâm (集起心): Thức thứ 8, Alaida thức – nơi lưu trữ hạt giống sinh ra muôn vật chứa kinh nghiệm sống, khởi nguồn các hiện tượng tinh thần con người. Trong tâm lý học, còn được gọi là “Vô thức” hay “Tiềm thức”.
Tư lượng tâm (思量心): Thức thứ 7, Matna thức – Lập trường chủ quan, ngăn sự sa ngã do các yếu tố bên ngoài tác động.
Duyên lự tâm (緣慮心): Thứ thứ 6 “ý thức” – Tâm duyên theo cảnh giới gồm 8 tâm thức: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, mạt na, a lại da.
Chữ Tâm trong Công giáo
Với công giáo, chữ Tâm được hiểu như một danh từ là: Tâm hồn, Linh hồn, Lương tâm và Cõi lòng con người (灵魂).
Trong giáo lý, Tâm chính là tâm hồn của con người và linh hồn tương quan với thể xác.
Lương tâm thể hiện trên bình diện lý trí, đây là nguyên nhân cho những hành động tốt đẹp hay xấu xa.
Trái tim tương quan với sự yêu, ghét, hận,… thái độ tình cảm của con người.
Chữ Tâm trong Nho giáo
Trong Nho giáo, chữ “Tâm” hướng đến “Tốt” (好) và “Xấu” (坏)
Người tốt: Luôn làm những việc tốt, có ý nghĩa và nói những lời hay ý đẹp, có tình yêu thương.
Người xấu: Ích kỷ, có dã tâm, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà gieo rắt tổn thương cho người khác.
Chữ Tâm theo Nho gia là hướng đến “Chân – Thiện – Mỹ”, nghĩa là “Thật – Đúng – Lẽ phải”.
Chữ Tâm trong kinh doanh
Trong kinh doanh, chữ tâm nói đến đạo đức khi kinh doanh:
Nếu là chủ, thì phải làm việc có tâm, tôn trọng pháp luật, không luồng lách luật pháp quốc gia, dùng thủ đoạn để mang về nhiều lợi nhuận cho mình.
Có tâm với ngành nghề, lĩnh vực mình lựa chọn, không lợi dụng khách, cần bảo vệ người tiêu dùng.
Kinh doanh có tâm, mang lại giá trị cho xã hội thì mới bền lâu và phát triển tốt đẹp.
Đạo đức chính là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp khẳng định thương hiệu và đứng vững trên thị trường.
Ý NGHĨA CHỮ TÂM TRONG TIẾNG TRUNG
Trong tiếng Hán (Giản thể & Phồn thể), nguồn gốc của chữ Tâm (心) mang nhiều ý nghĩa:
Nghĩa thông thường chữ Tâm tiếng Trung
#1: Đơn giản chỉ cơ quan trong cơ thể: Tâm tạng (Quả tim) hoặc Tâm thất (Ngăn dưới trong tim).
#2: Bản chất chỉ lòng dạ con người: Tâm cảm, Tâm phục, Tâm ý, đồng Tâm nhất trí.
#3: Chỉ phần bên trong của con người hay bất kì thứ gì: Tâm Phúc (Bụng dạ con người), Tâm rỗng (Không có gì bên trong thứ gì đó), Không tâm thái (Rau muống vốn rỗng ruột)…
#4: Điểm giữa, vị trí trung tâm: Viên tâm, trung tâm, trọng tâm, tâm điểm…
#5: Tên của một ngôi sao Nhị thập bát tú: Sao Tâm (Sao Hỏa).
#6: Tên 1 bộ Hán ngữ: Bộ chữ Tâm.
Nghĩa tâm lý và đạo đức chữ Tâm chữ Hán
#1: Tượng trưng cho tấm lòng, tình cảm, tình yêu Gia đình, bạn bè, đôi lứa,…
#2: Chỉ cho tâm thái (trạng thái tinh thần) của con người: Tâm lý, Tâm trạng…
#3: Chỉ cho phần linh hồn con người: Tâm hồn, tâm linh…
#4: Biểu trưng nhận thức, suy nghĩ và hành động: Tâm trí, Tiếng lòng,..
#5: Khả năng phán đoán thiện ác cuộc đời thông qua quy chuẩn đạo đức: Lương tâm, thiện tâm, dã tâm, tâm tính,…
Chữ tâm tiếng Trung chứa đựng nhiều ý nghĩa biểu trưng, song về cơ bản nó là một từ thể hiện tâm của con người, nhắc nhở mỗi người luôn giữ cái tâm thanh tịnh, bất biến giữa dòng đời vạn biến. Nên giữ phần tâm trong sáng và hướng mọi người đến chữ thiện và tránh xa sự ích kỉ hận thù để cuộc sống tồn tại yên bình, tươi đẹp.
CÁCH VIẾT CHỮ TÂM THƯ PHÁP CHỮ HÁN
Các nhà thư pháp đã chỉ ra chữ Tâm viết bằng ba nét bút và có lời bình phẩm là:
“Ba chấm như sao sáng
Nét ngang tựa trăng tà
Xóa đi điều vẩn đục
Phật ở chính tâm ta.”
Quy tắc viết chữ Hán là: Từ trái sang phải – Từ trên xuống dưới – Từ trong ra ngoài. Áp dụng nguyên tắc đó, trong thư pháp chữ Tâm Hán tự viết như sau:
Cách viết chữ Tâm trong tiếng Hán được thể hiển qua những nét vẽ uyển chuyển và mạnh mẽ đặt trên nhiều nền chất liệu khác nhau. Hiện chữ Tâm thư pháp tiếng Hán được cách điệu và viết một cách sáng tạo hơn nằm trong ý đồ của người nghệ sĩ.
HƯỚNG DẪN GHÉP CHỮ TÂM TRUNG QUỐC
Trong thực tiễn, bạn có thể ghép chữ Tâm tiếng Trung thành những từ, câu có nghĩa như sau:
心情 /Xīnqíng/: Tâm tình (Cảm giác).
心疼 /Xīnténg/: Sự đau khổ.
耐心 /Nàixīn/: Tính kiên nhẫn.
心想 /Xīn xiǎng/: Tâm tưởng, tư tưởng, mong ước.
心思 /Xīnsī/: Tâm sự.
心地 /xīndì/: Bản tính, tâm địa.
心理 /xīnlǐ/: Tâm lý.
心底 /Xīndǐ/: Tận đáy lòng.
小心 /Xiǎoxīn/: Hãy cẩn thận!
心如水 /Xīn rúshuǐ/: Trái tim như nước (Tâm tĩnh lặng như nước).
一心一意 /Yīxīnyīyì/: Một lòng một dạ (Hết lòng).
心满意足 /Xīnmǎnyìzú/: Hài lòng, mãn nguyện.
心安理得 /Xīn’ānlǐdé/: An tâm, yên tâm, bình tĩnh. 心无二用 /Xīn wú èr yòng/: Vô dụng (Ý chỉ một người không thể làm cùng 1 lúc 2 việc).
心明眼亮 /Xīnmíngyǎnliàng/: Nhìn thấu sự vật, sự việc nào đó. 狼心狗肺 /Lángxīngǒufèi/: Vô ơn, lòng lang dạ sói.
Tải file Chữ Tâm tiếng Hán
Chữ Tâm tiếng Hán tại đây!
Bài viết trên vừa giới thiệu đến các bạn chữ Tâm bằng tiếng Hoa là gì và được viết thế nào. Hi vọng qua đó bạn có thể biết được thêm 1 chữ ở vốn từ vựng tiếng Trung mang ý nghĩa đặc biệt. Vì chữ Tâm là chữ quan trọng trong chính đời sống mỗi con người. Hãy luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu trước khi quyết định làm điều gì đó, để mọi việc trở nên có ý nghĩa sâu sắc. Chúc các bạn học được nhiều từ tiếng Trung hữu ích, thú vị.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữ Tài tiếng Trung là gì?
- Chữ Thiên trong tiếng Hán là gì?
- Chữ Đức trong tiếng Hán là gì?
- Chữ Đại trong tiếng Trung là gì?
- Chữ Lộc tiếng Trung
- Chữ Thọ trong tiếng Hán
- Chữ Nhẫn tiếng Trung là gì?
- Chữ Hỷ Tiếng Trung
- Chữ Phúc Tiếng Trung